1. Kiểm tra trang cá nhân (timeline)
Trang cá nhân trên Facebook đang trở thành một địa chỉ đáng tin cậy để đánh giá một người. Theo thông tin từng được trang Business Insider đăng tải, nhiều nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên lướt Facebook của ứng cử viên trước khi quyết định có gọi họ tới phỏng vấn hay không. Chưa kể, với hàng loạt mã độc ngày càng lộng hành như hiện nay thì việc theo dõi trang cá nhân thường xuyên để xóa các bài đăng vô nghĩa là rất cần thiết.
2. Kiểm tra lịch sử hoạt động
Mọi hoạt động của bạn trên Facebook sẽ được lưu lại trong lịch sử hoạt động (Activity Log). Tuy nhiên, ngoài các hoạt động bình thường thì có thể bạn sẽ vô tình bị "dính" vào các trò Like ảo, đăng thông tin bậy mà không hề hay biết. Nếu phát hiện những hoạt động không mong muốn trong lịch sử hoạt động, hãy xóa chúng đi trước khi bạn bè Facebook nhìn thấy.
3. Kiểm tra hộp thư Other
Những tin nhắn được gửi tới từ một người không phải là bạn bè trên Facebook có thể bị đưa vào hộp thư Other. Do đó, bạn cũng nên chú ý theo dõi thư mục này để kịp thời hồi đáp bạn bè Facebook.
4. Xóa Group lạ
Ngoài mã độc đăng thông tin rác thì trên Facebook còn có một loại mã độc để mời đồng loạt bạn bè tham gia một Group nào đó. Mặc dù mới đây Facebook đã cung cấp tính năng xác nhận trước khi tham gia Group nhưng đó vẫn chưa đủ. Tốt hơn hết, bạn hãy kiểm tra danh sách Group đang tham gia, rồi thoát khỏi các Group lạ. Lưu ý, đối với các Group ở chế độ Open, bạn bè Facebook của bạn có thể biết được bạn đang là thành viên cũng như xem được các bài đăng, bình luận của bạn.
5. Quản lý các ứng dụng
Tham gia một ứng dụng trên Facebook thường đồng nghĩa với việc cấp cho ứng dụng đó quyền đăng tải thông tin, truy cập vào dữ liệu của bạn trên Facebook. Đối với các ứng dụng uy tín thì không có vấn đề gì, nhưng đối với các ứng dụng độc hại, bạn phải nhanh chóng xóa bỏ đi.
Ngọc Phạm