Đó là bị cáo Châu Thanh Kiệt, người vừa bị TAND TP Cần Thơ tuyên phạt 30 năm tù về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Không những thế, bị cáo Kiệt còn khiến vợ anh ta suýt nữa phải vào tù bằng cách đẩy trách nhiệm chiếm đoạt 400 triệu đồng sang cho vợ. May mà cơ quan tố tụng kết luận vợ Kiệt chỉ nhận tiền rồi chuyển cho chồng, không hề hưởng lợi, không biết tiền này có được là do lừa đảo. Nhờ vậy, vợ Kiệt đã không bị liên lụy…
Khi luận tội, đại diện VKS phân tích các khía cạnh cho thấy bị cáo Kiệt là người lừa dối bất cứ ai, từ vợ đến người tình, họ hàng và cả những người không quen biết. VKS nhận định hành vi của bị cáo Kiệt là nhẫn tâm, vô lương khi đẩy người tình vào vòng lao lý. Để chiếm đoạt tiền của một khách hàng, Kiệt đã nhờ người tình đến một công ty bất động sản ký vào bản thanh lý hợp đồng góp vốn mua nền để Kiệt rút tiền. VKS cho rằng người tình của Kiệt trình độ học vấn thấp (3/12), có mối quan hệ phụ thuộc về tình cảm với Kiệt, không hưởng lợi từ hành vi của mình khi giúp Kiệt… Từ đó, viện đề nghị tòa xử án treo cho bị cáo này về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. May thay, đề nghị này đã được tòa chấp nhận.
Tại phiên tòa hôm ấy, người tình của Kiệt khóc rất nhiều. Chị kể chị quen với bị cáo Kiệt từ năm 2002, đến 2012 mới chấm dứt tình cảm khi Kiệt bị bắt. “Lúc mới quen thì ảnh nói chưa có vợ; quen được một năm, khi biết tôi có con với ảnh thì ảnh nói vợ không có khả năng sinh con. Tới chừng biết ảnh đã có con với vợ thì ảnh bảo vợ chồng sống không hạnh phúc... Hễ nói chấm dứt tình cảm thì ảnh dọa tự vẫn. Nói là quan hệ với nhau 10 năm chứ thực ra ảnh ngủ ở nhà tôi chỉ có hai đêm, còn lại chỉ ghé vào nghỉ trưa tuần vài bữa thôi. Tôi cũng đi làm và tự nuôi con chứ có phụ thuộc ảnh về kinh tế đâu. Lâu lâu ảnh mới đưa cho một, hai triệu tiền sữa, tiền trường cho con mà thôi…” - chị kể trong nước mắt.
“Không ngờ bao nhiêu năm tình nghĩa vậy mà ảnh lại đưa tôi vào tròng. Ảnh chỉ biết thương thân ảnh thôi”. Nói vậy nhưng từ ngày Kiệt bị bắt, hằng tháng chị vẫn thăm nuôi đàng hoàng như một người thân, dù người này đã gây cho chị quá nhiều tổn thương, đau khổ.
Hình ảnh minh họa |
Không những thế, bị cáo Kiệt còn khiến vợ anh ta suýt nữa phải vào tù bằng cách đẩy trách nhiệm chiếm đoạt 400 triệu đồng sang cho vợ. May mà cơ quan tố tụng kết luận vợ Kiệt chỉ nhận tiền rồi chuyển cho chồng, không hề hưởng lợi, không biết tiền này có được là do lừa đảo. Nhờ vậy, vợ Kiệt đã không bị liên lụy…
Khi luận tội, đại diện VKS phân tích các khía cạnh cho thấy bị cáo Kiệt là người lừa dối bất cứ ai, từ vợ đến người tình, họ hàng và cả những người không quen biết. VKS nhận định hành vi của bị cáo Kiệt là nhẫn tâm, vô lương khi đẩy người tình vào vòng lao lý. Để chiếm đoạt tiền của một khách hàng, Kiệt đã nhờ người tình đến một công ty bất động sản ký vào bản thanh lý hợp đồng góp vốn mua nền để Kiệt rút tiền. VKS cho rằng người tình của Kiệt trình độ học vấn thấp (3/12), có mối quan hệ phụ thuộc về tình cảm với Kiệt, không hưởng lợi từ hành vi của mình khi giúp Kiệt… Từ đó, viện đề nghị tòa xử án treo cho bị cáo này về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. May thay, đề nghị này đã được tòa chấp nhận.
Tại phiên tòa hôm ấy, người tình của Kiệt khóc rất nhiều. Chị kể chị quen với bị cáo Kiệt từ năm 2002, đến 2012 mới chấm dứt tình cảm khi Kiệt bị bắt. “Lúc mới quen thì ảnh nói chưa có vợ; quen được một năm, khi biết tôi có con với ảnh thì ảnh nói vợ không có khả năng sinh con. Tới chừng biết ảnh đã có con với vợ thì ảnh bảo vợ chồng sống không hạnh phúc... Hễ nói chấm dứt tình cảm thì ảnh dọa tự vẫn. Nói là quan hệ với nhau 10 năm chứ thực ra ảnh ngủ ở nhà tôi chỉ có hai đêm, còn lại chỉ ghé vào nghỉ trưa tuần vài bữa thôi. Tôi cũng đi làm và tự nuôi con chứ có phụ thuộc ảnh về kinh tế đâu. Lâu lâu ảnh mới đưa cho một, hai triệu tiền sữa, tiền trường cho con mà thôi…” - chị kể trong nước mắt.
“Không ngờ bao nhiêu năm tình nghĩa vậy mà ảnh lại đưa tôi vào tròng. Ảnh chỉ biết thương thân ảnh thôi”. Nói vậy nhưng từ ngày Kiệt bị bắt, hằng tháng chị vẫn thăm nuôi đàng hoàng như một người thân, dù người này đã gây cho chị quá nhiều tổn thương, đau khổ.
Theo Nhẫn Nam (Pháp luật TP.HCM)