Chị Đặng Tuyền (Phóng viên báo Đời sống & Pháp luật, Hải Phòng)
Là một phóng viên, thường xuyên phải chạy tin tức và đi lấy tin, bài xa, chị Đặng Tuyền không có quá nhiều thời gian dành cho những bữa cơm gia đình. Thậm chí, theo lời kể của chị, nhiều lần, bữa cơm của cả nhà còn quá “đơn sơ” khi không được đầu tư, chăm chút. Chị tâm sự: “Đối với nghề phóng viên, giờ giấc không ổn định nên mỗi bữa cơm gia đình tôi thường đặt tiêu chí nhanh lên hàng đầu. Mỗi bữa nấu chỉ mất 30 phút, thêm một chút thời gian chuẩn bị trước đó nữa là xong”.
Đối với chị, những bữa cơm gia đình thật sự rất quan trọng, nó là thứ kết nối các thành viên lại với nhau: “Nhưng theo tôi điều đó không phải là tất cả để khẳng định gia đình đó có hạnh phúc hay không. Nấu ăn ngon rất tốt, nhưng điều quan trọng hơn là người phụ nữ phải làm thế nào đó để mọi người có cảm giác quay quần, ấm cúng bên mâm cơm. Nghĩa là người phụ nữ phải khơi gợi được cảm xúc của mọi thành viên trong gia đình theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng. Đã qua rồi cái thời phụ nữ nấu cơm và chờ chồng về ăn, chân thấp chân cao lo đủ 3 bữa cơm mỗi ngày”.
Chị Tuyền cũng khẳng định, phụ nữ thời nay nên biết nấu nướng, không hay ho gì nếu một cô gái hoàn toàn chẳng biết một chút gì về việc nấu một bữa cơm. Hoặc ngược lại, nếu một người phụ nữ chỉ có thể làm được những món ăn ngon, có tài nấu ăn, mà không biết cách tạo không khí cho bữa ăn thì hạnh phúc chỉ là cái vỏ.
“Người phụ nữ khéo léo, biết cách giữ gìn hạnh phúc chính là việc tạo được sự thân thiện, đầm ấm từ những bữa ăn, dù rằng cô ta thật chẳng sành sỏi để làm được những món ăn ngon”, chị Tuyền chia sẻ.
Chị Phạm Thị Phượng (Công tác tại trường ĐH Nguyễn Trãi, HN)
Trái ngược với quan điểm của nhiều người, chị Phạm Phượng lại khẳng định, việc nấu những bữa ăn ngon rất quan trọng, bởi: “Dù là thời xưa hay trong thời hiện đại, thì tình yêu của người đàn ông luôn đi qua cái dạ dày, mình có nấu ăn ngon thì mới có thể kéo chồng về với những bữa ăn gia đình”.
Đó là lý do khiến chị Phượng thường xuyên vào bếp, nấu cơm cho chồng. Đặc biệt, trước khi lập gia đình, chị cũng đã từng tham gia học một khóa nấu ăn để không chỉ ăn ngon, mà còn phải trang trí hình thức thật đẹp mắt.
Chị Phượng tâm sự: “Chồng tôi chỉ thích ăn cơm nhà, thích những món vợ nấu, nên tôi rất chăm chút những bữa cơm. Rất may mắn, chồng tôi cũng nấu ăn ngon, anh thường hay trổ tài làm đồ ăn Tây (anh đã đi du học nhiều năm) nên chúng tôi thường vào bếp cùng nhau. Thử nghĩ xem, mỗi ngày chồng bạn chỉ chờ đợi đến giờ đi làm về, để được thưởng thức những món vợ nấu, thì có người phụ nữ nào lại không muốn tự tay chuẩn bị cơm cho gia đình mình cơ chứ?”.
Chị Hồng Kiều (Công tác tại một công ty Viễn thông, TPHCM)
Đối với chị Kiều, là phụ nữ, ai cũng nên biết nấu ăn. Trong gia đình chị, những buổi có thể sắp xếp được thời gian đi làm về sớm, vào bếp nấu cơm, thì bữa đó chị thấy rõ niềm vui của chồng. Nhưng không phải lúc nào công việc cũng nhàn hạ. Những khi bận bịu, phải làm thêm ngoài giờ, chị Kiều thường dặn người giúp việc nấu ăn sao cho hợp khẩu vị của gia đình. Nhưng tuyệt nhiên, những ngày cuối tuần là những ngày chị sẽ trực tiếp vào bếp nấu ăn cho cả nhà.
Chị tâm sự: “Phụ nữ thời nay cũng phải kiếm tiền, bận rộn với công việc, nhưng không thể chối bỏ trách nhiệm chăm lo bữa cơm cho chồng con. Gia đình tôi cũng thuê người giúp việc, để họ có thể gánh vác bớt cho tôi việc nhà, để tôi có thêm thời gian chăm sóc bản thân, con cái. Nhưng chưa khi nào tôi có ý nghĩ ỷ lại cho họ, tôi luôn cố gắng bố trí thời gian hợp lý để có thể chăm lo được cho gia đình.
Nhiều bữa, người giúp việc chỉ đi chợ, chuẩn bị sơ nguyên liệu và tôi là người nấu. Đơn giản, ông chồng nào chẳng thích ăn cơm vợ nấu”.
Chị Hồng Kiều cũng bày tỏ: “Người phụ nữ không biết nấu ăn ngon sẽ thiếu đi một nghệ thuật quan trọng trong việc giữ lửa cho cuộc sống gia đình. Vì nó không chỉ là thứ để làm hài lòng người chồng, mà còn liên quan đến sức khoẻ gia đình, đặc biệt là con cái.
Tuy nhiên, đối với một bà vợ thời hiện đại, thì trách nhiệm càng nhiều hơn khi không chỉ chăm lo bữa ăn, họ còn phải tham gia công việc ngoài xã hội, luôn ý thức làm đẹp bản thân và lúc nào cũng giữ tâm thế dịu dàng, ngọt ngào để làm mới cuộc hôn nhân của chính mình”.
Là một phóng viên, thường xuyên phải chạy tin tức và đi lấy tin, bài xa, chị Đặng Tuyền không có quá nhiều thời gian dành cho những bữa cơm gia đình. Thậm chí, theo lời kể của chị, nhiều lần, bữa cơm của cả nhà còn quá “đơn sơ” khi không được đầu tư, chăm chút. Chị tâm sự: “Đối với nghề phóng viên, giờ giấc không ổn định nên mỗi bữa cơm gia đình tôi thường đặt tiêu chí nhanh lên hàng đầu. Mỗi bữa nấu chỉ mất 30 phút, thêm một chút thời gian chuẩn bị trước đó nữa là xong”.
Chị cho rằng, phụ nữ thời nay nên biết nấu nướng
Đối với chị, những bữa cơm gia đình thật sự rất quan trọng, nó là thứ kết nối các thành viên lại với nhau: “Nhưng theo tôi điều đó không phải là tất cả để khẳng định gia đình đó có hạnh phúc hay không. Nấu ăn ngon rất tốt, nhưng điều quan trọng hơn là người phụ nữ phải làm thế nào đó để mọi người có cảm giác quay quần, ấm cúng bên mâm cơm. Nghĩa là người phụ nữ phải khơi gợi được cảm xúc của mọi thành viên trong gia đình theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng. Đã qua rồi cái thời phụ nữ nấu cơm và chờ chồng về ăn, chân thấp chân cao lo đủ 3 bữa cơm mỗi ngày”.
Chị Tuyền cũng khẳng định, phụ nữ thời nay nên biết nấu nướng, không hay ho gì nếu một cô gái hoàn toàn chẳng biết một chút gì về việc nấu một bữa cơm. Hoặc ngược lại, nếu một người phụ nữ chỉ có thể làm được những món ăn ngon, có tài nấu ăn, mà không biết cách tạo không khí cho bữa ăn thì hạnh phúc chỉ là cái vỏ.
“Người phụ nữ khéo léo, biết cách giữ gìn hạnh phúc chính là việc tạo được sự thân thiện, đầm ấm từ những bữa ăn, dù rằng cô ta thật chẳng sành sỏi để làm được những món ăn ngon”, chị Tuyền chia sẻ.
Chị Phạm Thị Phượng (Công tác tại trường ĐH Nguyễn Trãi, HN)
Chị cho rằng, việc nấu ăn ngon rất quan trọng
Trái ngược với quan điểm của nhiều người, chị Phạm Phượng lại khẳng định, việc nấu những bữa ăn ngon rất quan trọng, bởi: “Dù là thời xưa hay trong thời hiện đại, thì tình yêu của người đàn ông luôn đi qua cái dạ dày, mình có nấu ăn ngon thì mới có thể kéo chồng về với những bữa ăn gia đình”.
Đó là lý do khiến chị Phượng thường xuyên vào bếp, nấu cơm cho chồng. Đặc biệt, trước khi lập gia đình, chị cũng đã từng tham gia học một khóa nấu ăn để không chỉ ăn ngon, mà còn phải trang trí hình thức thật đẹp mắt.
Chị Phượng thường xuyên vào bếp, nấu cơm cho chồng
Chị Phượng tâm sự: “Chồng tôi chỉ thích ăn cơm nhà, thích những món vợ nấu, nên tôi rất chăm chút những bữa cơm. Rất may mắn, chồng tôi cũng nấu ăn ngon, anh thường hay trổ tài làm đồ ăn Tây (anh đã đi du học nhiều năm) nên chúng tôi thường vào bếp cùng nhau. Thử nghĩ xem, mỗi ngày chồng bạn chỉ chờ đợi đến giờ đi làm về, để được thưởng thức những món vợ nấu, thì có người phụ nữ nào lại không muốn tự tay chuẩn bị cơm cho gia đình mình cơ chứ?”.
Chị Hồng Kiều (Công tác tại một công ty Viễn thông, TPHCM)
Đối với chị Kiều, là phụ nữ, ai cũng nên biết nấu ăn. Trong gia đình chị, những buổi có thể sắp xếp được thời gian đi làm về sớm, vào bếp nấu cơm, thì bữa đó chị thấy rõ niềm vui của chồng. Nhưng không phải lúc nào công việc cũng nhàn hạ. Những khi bận bịu, phải làm thêm ngoài giờ, chị Kiều thường dặn người giúp việc nấu ăn sao cho hợp khẩu vị của gia đình. Nhưng tuyệt nhiên, những ngày cuối tuần là những ngày chị sẽ trực tiếp vào bếp nấu ăn cho cả nhà.
Chị tâm sự: “Phụ nữ thời nay cũng phải kiếm tiền, bận rộn với công việc, nhưng không thể chối bỏ trách nhiệm chăm lo bữa cơm cho chồng con. Gia đình tôi cũng thuê người giúp việc, để họ có thể gánh vác bớt cho tôi việc nhà, để tôi có thêm thời gian chăm sóc bản thân, con cái. Nhưng chưa khi nào tôi có ý nghĩ ỷ lại cho họ, tôi luôn cố gắng bố trí thời gian hợp lý để có thể chăm lo được cho gia đình.
Phụ nữ thời nay cũng phải kiếm tiền, bận rộn với công việc, nhưng không thể chối bỏ trách nhiệm chăm lo bữa cơm cho chồng con
Nhiều bữa, người giúp việc chỉ đi chợ, chuẩn bị sơ nguyên liệu và tôi là người nấu. Đơn giản, ông chồng nào chẳng thích ăn cơm vợ nấu”.
Chị Hồng Kiều cũng bày tỏ: “Người phụ nữ không biết nấu ăn ngon sẽ thiếu đi một nghệ thuật quan trọng trong việc giữ lửa cho cuộc sống gia đình. Vì nó không chỉ là thứ để làm hài lòng người chồng, mà còn liên quan đến sức khoẻ gia đình, đặc biệt là con cái.
Tuy nhiên, đối với một bà vợ thời hiện đại, thì trách nhiệm càng nhiều hơn khi không chỉ chăm lo bữa ăn, họ còn phải tham gia công việc ngoài xã hội, luôn ý thức làm đẹp bản thân và lúc nào cũng giữ tâm thế dịu dàng, ngọt ngào để làm mới cuộc hôn nhân của chính mình”.
Theo Hà Linh - Dân Việt