Sự gần gũi quá mức với gia đình người yêu khiến nhiều cô gái rơi vào cảnh “làm dâu một nửa”. Dù chưa cưới, chưa có danh phận nhưng họ vẫn phải làm công việc của một nàng dâu. Điều này không những không đem đến sự gắn kết, mà còn khiến nhiều mối quan hệ đổ vỡ.
“Phen này quyết tâm trả lễ”
Sau 4 năm yêu nhau, Nguyễn Thị Hoa (Hải Dương, ĐH Giao thông vận tải) cùng người yêu về ra mắt gia đình. Sự thân mật, tình cảm của gia đình người yêu khiến Hoa xóa tan mọi nỗi lo về khoảng cách xa xôi giữa Hải Dương – Phú Thọ, đồng ý để mối quan hệ giữa hai người tiến xa hơn.
Ba tháng sau đó, gia đình hai bên gặp mặt và có lễ ăn hỏi. Nhưng vì Hoa đang là sinh viên năm cuối nên chưa thể cưới ngay. Tuy vậy, giữa Hoa và gia đình người yêu mặc định đã có ràng buộc , hễ nhà có cỗ hay họ hàng có công việc gì là Hoa đều cùng người yêu về góp mặt.
Mấy lần đầu tiên, Hoa chỉ về “dự” như khách. Nhưng sự thân thiết từ mọi người khiến Hoa bị cuốn vào cái gọi là “dâu con trong nhà”. Mọi việc từ nhỏ đến lớn, Hoa đều xoắn tay vào làm: nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa... Ban đầu, Hoa cảm thấy hạnh phúc vì được “ăn, lo” công việc nhà người yêu… Nhưng lâu dần, cứ hai tuần một lần về thăm hỏi, “làm quen” với gia đình “chồng”, Hoa thấy sợ.
Hoa chia sẻ: “Lúc đó đang là sinh viên năm cuối, bù đầu với cái đồ án tốt nghiệp, vậy mà cứ nửa tháng mẹ anh ấy lại gọi điện xuống bảo nhớ, muốn hai đứa về thăm nhà. Nhưng nào ngờ, cái “về thăm nhà” ấy là dọn dẹp nhà cửa từ tầng trên xuống tầng dưới, giặt giũ quần áo từ lớn đến bé. Chưa kể, nhà có công việc gì thì một mình xoay sở với đống bát đĩa. Chưa làm xong việc cho người này đã có người kia gọi. Nhiều lúc, mình thấy mệt mỏi về mối quan hệ “nửa chừng” này”.
Hoa càng thấy buồn hơn khi nghe phong thanh tiếng xì xào từ những người xung quanh, rằng chưa làm “vợ” đã lăn vào làm dâu, thế là dại, là trơ trẽn. Thủ thỉ điều này với người yêu, Hoa chỉ nhận được cái tặc lưỡi: “Em nghe họ nói linh tinh làm gì, đã có lễ ăn hỏi rồi. Bố mẹ anh có quý mới muốn em về nhà lo công việc”.
Được người yêu an ủi, Hoa cũng xuôi lòng. Ra trường, đi làm, Hoa lấy cớ bận việc để ít phải về nhà người yêu hơn. Nào ngờ “tránh trời không khỏi nắng”. Vợ chồng anh trai người yêu Hoa làm việc và thuê nhà ở Hà Nội. Mỗi lần đi chơi đều đem con sang gửi Hoa trông giúp. Ban đầu chỉ thưa thưa, về sau, anh chị được “thế” càng đi chơi nhiều.
“Không phải mình không yêu trẻ con. Nhưng cả ngày đi làm, tối về lại làm người giữ trẻ, mình thấy đau đầu, mệt mỏi vô cùng” - Hoa ngậm ngùi.
Ra trường gần 5 tháng, Hoa vẫn chưa thấy gia đình người yêu nói chuyện cưới xin. Dù ngượng ngùng nhưng Hoa vẫn chủ động đề cập chuyện này với người yêu, tuy nhiên, cô chỉ nhận được cái tặc lưỡi: “Bố mẹ muốn chúng mình có chút vốn liếng gì đó rồi mới cưới”. Hoa chỉ phản bác yếu ớt:“Như anh trai anh với chị dâu đó, cũng đâu có vốn liếng, nhà cửa gì mà vẫn cưới đó thôi”.
Một lần về quê sau đó, Hoa mới té ngửa, hóa ra gia đình nhà chồng chưa hỏi cưới vì nghi cô không biết đẻ. Bố mẹ chồng tương lai thắc mắc sao đã yêu nhau gần 5 năm mà hai người chưa có bầu mà không biết rằng, họ vẫn giữ cho nhau.
Hoa thất vọng hoàn toàn. Thì ra trước giờ, gia đình người yêu vẫn nghĩ Hoa là đứa con gái trơ trẽn, “lăn” vào gia đình họ. Hoa ngậm ngùi nói chia tay người yêu và đề nghị bố mẹ đẻ trả lễ.
Ngậm ngùi làm “dâu” thành phố
Nguyên (Vĩnh Phúc, sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) được cho là may mắn khi yêu một anh chàng Hà Nội gốc. Hơn nữa, người yêu Nguyên lại là con trai duy nhất trong nhà, bố mất sớm, mẹ giỏi kinh doanh nên gia đình rất khá giả.
Mới yêu nhau được gần 7 tháng nhưng Nguyên đã thường xuyên được “mời” về nhà người yêu chơi. Vì ở gần trường nên buổi trưa mẹ anh thường kéo Nguyên về nhà ăn trưa với lý do “con về đây nghỉ ngơi rồi chiều sẵn đi học cho đỡ mệt”.
Là con gái quê, lại yêu chưa lâu nên Nguyên rất ngại việc thân thiết với gia đình người yêu nhưng cũng không có cách nào từ chối.
Vậy là suốt hai tháng trời, trưa nào Nguyên cũng qua nhà người yêu “ăn trưa” kèm theo việc “tự giác” mua cho “mẹ chồng” đủ thứ bánh trái làm quà. Sau này không cần Nguyên “tự giác”, mẹ anh chủ động gọi điện “nhờ” Nguyên mua mọi thứ từ xà phòng, nước rửa bát đến đồ ăn… mà không trả tiền.
Dần dà, Nguyên không còn đủ tiền về nhà “mẹ chồng” “ăn trưa” nên đành tìm cách từ chối khéo. Nhưng cuối tuần, Nguyên vẫn bị gọi sang “chơi” rồi làm đủ công việc nhà như: giặt giũ, lau nhà, dọn dẹp, thậm chí cả cọ tolet.
Thấy Nguyên có vẻ khiên cưỡng, bà nói ý: “Trước sau gì cũng là dâu con trong nhà, con làm dần cho quen. Sau này, cũng chỉ có con hưởng cái gia tài này nên chịu khó chăm chút cho nó”.
Nhưng Nguyên biết từ chuyện yêu đến chuyện cưới là khoảng cách rất xa. Với tính tình chi ly, sắc sảo của mẹ chồng thì việc bước vào nhà này làm dâu, rồi hưởng cái gia tài “ngất ngú” kia đâu phải dễ. Việc chưa có danh phận đã phải làm bổn phận của một nàng dâu trưởng, dâu lớn khiến Nguyên nghẹt thở.
Việc qua lại với gia đình người yêu là cơ hội để các cô gái tìm hiểu kỹ hơn “những người thân” tương lai của mình. Nhưng chính điều đó đôi khi cũng khiến họ bị cuốn vào cái gọi là “bổn phận”, “trách nhiệm”, trong khi chưa có danh phận rõ ràng. Câu chuyện “vợ tương lai, dâu hiện tại” cũng là nguyên nhân khiến nhiều cuộc tình tan vỡ.
Bạn Nguyễn Thủy (23 tuổi, làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin) chia sẻ: "Chính các cô gái đã tự đẩy mình rơi vào tình huống éo le này. Về nhà người yêu chơi để tìm hiểu và hiểu gia đình họ hơn là cần thiết, nhưng các cô gái cũng nên tế nhị trong cách ứng xử, đừng quá tỏ ra thân mật, hay vồ vập vào công việc nhà họ. Không những vất vả bản thân mà rồi gia đình người yêu cũng không tôn trọng".
Chị Như (27 tuổi, Hà Nội) lại có ý kiến khác: "Mình cũng đã từng trải qua những lần mệt mỏi vì công việc nhà người yêu, thậm chí còn bị đánh giá là vồ vập, trơ trẽn... Tốt nhất không nên về quá nhiều, chỉ đôi lần gì đó để tìm hiểu gia đình người yêu thôi".
Chị Như còn cho rằng, các bậc phụ huynh dù bên ngoài tỏ ra thân mật nhưng bên trong lại đang dò xét phẩm chất cũng như cách ứng xử của con dâu tương lai. Đa số họ đều thích những cô gái ý nhị, nết na, không quá bạo dạn, vồ vập để "tuyển" dâu con trong nhà.
Nhiều cô gái hối hận vì đã "làm dâu" quá sớm (Ảnh minh họa)
“Phen này quyết tâm trả lễ”
Sau 4 năm yêu nhau, Nguyễn Thị Hoa (Hải Dương, ĐH Giao thông vận tải) cùng người yêu về ra mắt gia đình. Sự thân mật, tình cảm của gia đình người yêu khiến Hoa xóa tan mọi nỗi lo về khoảng cách xa xôi giữa Hải Dương – Phú Thọ, đồng ý để mối quan hệ giữa hai người tiến xa hơn.
Ba tháng sau đó, gia đình hai bên gặp mặt và có lễ ăn hỏi. Nhưng vì Hoa đang là sinh viên năm cuối nên chưa thể cưới ngay. Tuy vậy, giữa Hoa và gia đình người yêu mặc định đã có ràng buộc , hễ nhà có cỗ hay họ hàng có công việc gì là Hoa đều cùng người yêu về góp mặt.
Mấy lần đầu tiên, Hoa chỉ về “dự” như khách. Nhưng sự thân thiết từ mọi người khiến Hoa bị cuốn vào cái gọi là “dâu con trong nhà”. Mọi việc từ nhỏ đến lớn, Hoa đều xoắn tay vào làm: nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa... Ban đầu, Hoa cảm thấy hạnh phúc vì được “ăn, lo” công việc nhà người yêu… Nhưng lâu dần, cứ hai tuần một lần về thăm hỏi, “làm quen” với gia đình “chồng”, Hoa thấy sợ.
Hoa chia sẻ: “Lúc đó đang là sinh viên năm cuối, bù đầu với cái đồ án tốt nghiệp, vậy mà cứ nửa tháng mẹ anh ấy lại gọi điện xuống bảo nhớ, muốn hai đứa về thăm nhà. Nhưng nào ngờ, cái “về thăm nhà” ấy là dọn dẹp nhà cửa từ tầng trên xuống tầng dưới, giặt giũ quần áo từ lớn đến bé. Chưa kể, nhà có công việc gì thì một mình xoay sở với đống bát đĩa. Chưa làm xong việc cho người này đã có người kia gọi. Nhiều lúc, mình thấy mệt mỏi về mối quan hệ “nửa chừng” này”.
..
Hoa không ngờ rằng, chính người nhà người yêu lại nghĩ rằng, cô là người trơ trẽn (Ảnh minh họa)
Hoa càng thấy buồn hơn khi nghe phong thanh tiếng xì xào từ những người xung quanh, rằng chưa làm “vợ” đã lăn vào làm dâu, thế là dại, là trơ trẽn. Thủ thỉ điều này với người yêu, Hoa chỉ nhận được cái tặc lưỡi: “Em nghe họ nói linh tinh làm gì, đã có lễ ăn hỏi rồi. Bố mẹ anh có quý mới muốn em về nhà lo công việc”.
Được người yêu an ủi, Hoa cũng xuôi lòng. Ra trường, đi làm, Hoa lấy cớ bận việc để ít phải về nhà người yêu hơn. Nào ngờ “tránh trời không khỏi nắng”. Vợ chồng anh trai người yêu Hoa làm việc và thuê nhà ở Hà Nội. Mỗi lần đi chơi đều đem con sang gửi Hoa trông giúp. Ban đầu chỉ thưa thưa, về sau, anh chị được “thế” càng đi chơi nhiều.
“Không phải mình không yêu trẻ con. Nhưng cả ngày đi làm, tối về lại làm người giữ trẻ, mình thấy đau đầu, mệt mỏi vô cùng” - Hoa ngậm ngùi.
Ra trường gần 5 tháng, Hoa vẫn chưa thấy gia đình người yêu nói chuyện cưới xin. Dù ngượng ngùng nhưng Hoa vẫn chủ động đề cập chuyện này với người yêu, tuy nhiên, cô chỉ nhận được cái tặc lưỡi: “Bố mẹ muốn chúng mình có chút vốn liếng gì đó rồi mới cưới”. Hoa chỉ phản bác yếu ớt:“Như anh trai anh với chị dâu đó, cũng đâu có vốn liếng, nhà cửa gì mà vẫn cưới đó thôi”.
Một lần về quê sau đó, Hoa mới té ngửa, hóa ra gia đình nhà chồng chưa hỏi cưới vì nghi cô không biết đẻ. Bố mẹ chồng tương lai thắc mắc sao đã yêu nhau gần 5 năm mà hai người chưa có bầu mà không biết rằng, họ vẫn giữ cho nhau.
Hoa thất vọng hoàn toàn. Thì ra trước giờ, gia đình người yêu vẫn nghĩ Hoa là đứa con gái trơ trẽn, “lăn” vào gia đình họ. Hoa ngậm ngùi nói chia tay người yêu và đề nghị bố mẹ đẻ trả lễ.
Ngậm ngùi làm “dâu” thành phố
Nguyên (Vĩnh Phúc, sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) được cho là may mắn khi yêu một anh chàng Hà Nội gốc. Hơn nữa, người yêu Nguyên lại là con trai duy nhất trong nhà, bố mất sớm, mẹ giỏi kinh doanh nên gia đình rất khá giả.
Nguyên không còn đủ tiền về nhà “mẹ chồng” “ăn trưa” nên đành tìm cách từ chối khéo (Ảnh minh họa) |
Là con gái quê, lại yêu chưa lâu nên Nguyên rất ngại việc thân thiết với gia đình người yêu nhưng cũng không có cách nào từ chối.
Vậy là suốt hai tháng trời, trưa nào Nguyên cũng qua nhà người yêu “ăn trưa” kèm theo việc “tự giác” mua cho “mẹ chồng” đủ thứ bánh trái làm quà. Sau này không cần Nguyên “tự giác”, mẹ anh chủ động gọi điện “nhờ” Nguyên mua mọi thứ từ xà phòng, nước rửa bát đến đồ ăn… mà không trả tiền.
Dần dà, Nguyên không còn đủ tiền về nhà “mẹ chồng” “ăn trưa” nên đành tìm cách từ chối khéo. Nhưng cuối tuần, Nguyên vẫn bị gọi sang “chơi” rồi làm đủ công việc nhà như: giặt giũ, lau nhà, dọn dẹp, thậm chí cả cọ tolet.
Thấy Nguyên có vẻ khiên cưỡng, bà nói ý: “Trước sau gì cũng là dâu con trong nhà, con làm dần cho quen. Sau này, cũng chỉ có con hưởng cái gia tài này nên chịu khó chăm chút cho nó”.
Nhưng Nguyên biết từ chuyện yêu đến chuyện cưới là khoảng cách rất xa. Với tính tình chi ly, sắc sảo của mẹ chồng thì việc bước vào nhà này làm dâu, rồi hưởng cái gia tài “ngất ngú” kia đâu phải dễ. Việc chưa có danh phận đã phải làm bổn phận của một nàng dâu trưởng, dâu lớn khiến Nguyên nghẹt thở.
Cách cư xử quá vồn vã của các cô gái đã đẩy họ vào hoàn cảnh éo le này? (Ảnh minh họa) |
Bạn Nguyễn Thủy (23 tuổi, làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin) chia sẻ: "Chính các cô gái đã tự đẩy mình rơi vào tình huống éo le này. Về nhà người yêu chơi để tìm hiểu và hiểu gia đình họ hơn là cần thiết, nhưng các cô gái cũng nên tế nhị trong cách ứng xử, đừng quá tỏ ra thân mật, hay vồ vập vào công việc nhà họ. Không những vất vả bản thân mà rồi gia đình người yêu cũng không tôn trọng".
Chị Như (27 tuổi, Hà Nội) lại có ý kiến khác: "Mình cũng đã từng trải qua những lần mệt mỏi vì công việc nhà người yêu, thậm chí còn bị đánh giá là vồ vập, trơ trẽn... Tốt nhất không nên về quá nhiều, chỉ đôi lần gì đó để tìm hiểu gia đình người yêu thôi".
Chị Như còn cho rằng, các bậc phụ huynh dù bên ngoài tỏ ra thân mật nhưng bên trong lại đang dò xét phẩm chất cũng như cách ứng xử của con dâu tương lai. Đa số họ đều thích những cô gái ý nhị, nết na, không quá bạo dạn, vồ vập để "tuyển" dâu con trong nhà.
Theo Hạ Nhiên (Dân Việt)