Trong 27 bị can có Trịnh Thị Hồng Phượng, nguyên Phó Giám đốc và Lâm Minh Mẫn, nguyên kế toán trưởng Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam bị truy tố tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong vụ án này, 2 đối tượng chính là Lâm Ngọc Khuân, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Giám đốc và Lâm Ngọc Hân (con gái của Khuân), nguyên Phó Giám đốc Công ty Phương Nam, đã bỏ trốn sang Mỹ, đang bị truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế.
25 bị can còn lại là nguyên giám đốc và phó giám đốc, trưởng phòng tín dụng, trưởng phòng kiểm tra, trưởng phòng quan hệ khách hàng, chuyên viên thẩm định… thuộc Ngân hàng (NH) Thương mại CP Bưu Điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang (LPB Hậu Giang); NH Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng (VDB Sóc Trăng); NH Thương mại CP Ngoại thương - Chi nhánh Sóc Trăng (VCB Sóc Trăng); NH Thương mại CP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Sóc Trăng (Sacombank Sóc Trăng) và NH Thương mại CP An Bình - Chi nhánh Bạc Liêu (ABBank Bạc Liêu).
Theo cáo trạng, các bị can Khuân, Hân, Mẫn và Phượng đã gian dối trong việc lập 19 báo cáo tài chính; báo cáo sai về kết quả kinh doanh; gian dối trong việc thế chấp tài sản, là hàng tồn kho, tôm đông lạnh trị giá hàng trăm tỉ đồng. Mặc dù, chỉ có một tài sản tồn kho nhưng các bị can vẫn lập báo cáo và cam kết với 5 NH là chưa dùng số tài sản này thế chấp ở nơi khác để vay hàng ngàn tỉ đồng. Đến thời điểm bị khởi tố điều tra, các bị can của Công ty Phương Nam còn chiếm đoạt gần 785 tỉ đồng của 5 NH.
Đối với bị can Mẫn và Phượng, mặc dù biết từ năm 2008, Công ty Phương Nam thua lỗ hơn 996 tỉ đồng, biết việc làm của Khuân và Hân là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện theo sự chỉ đạo của 2 đối tượng này để giúp sức cho Khuân và Hân thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của các NH.
Trong 25 bị can nguyên là cán bộ của 5 NH, Nguyễn Thế Thắng, nguyên Giám đốc VDB Sóc Trăng, dù biết cán bộ tín dụng và tổ thẩm định thế chấp dưới quyền đã không kiểm tra tài sản thế chấp và hàng tồn kho luân chuyển, chỉ dựa vào báo cáo của Công ty Phương Nam để lập báo cáo thẩm định nhưng vẫn ký duyệt giải ngân 19 lần với 135 tỉ đồng.
Hành vi của Thắng và đồng phạm đã gây thiệt hại cho VDB Sóc Trăng 314 tỉ đồng cả gốc lẫn lãi. Đối với bị can Đỗ Hồng Sở, nguyên Giám đốc LPB Hậu Giang, từ tháng 5/2010 đến 9/2013, là người chịu trách nhiệm chính trong việc cho vay và ký giải ngân 19 khế ước trị giá hơn 58 tỉ đồng và hơn 4,5 triệu USD, ký giải ngân 14 khế ước với hơn 62 tỉ đồng nhưng không chỉ đạo cán bộ dưới quyền xác minh tài sản của Công ty Phương Nam đã đem thế chấp nhiều nơi, dẫn đến LPB Hậu Giang không thu hồi được gần 249 tỉ đồng.
Cũng tại LPB Hậu Giang, đối với Vũ Ngọc Thuận, nguyên Phó Giám đốc, đã đồng ý cho Công ty Phương Nam vay ngắn hạn 250 tỉ đồng; qua đó đã ký giải ngân 42 khế ước nhận nợ với tổng số tiền hơn 10,6 triệu USD và 18 tỉ đồng… dẫn tới hậu quả là LPB Hậu Giang không thu hồi được hơn 248 tỉ đồng. Ngoài ra, cán bộ của VCB Sóc Trăng, VDB Bạc Liêu, ABbank Bạc Liêu, Sacombank Sóc Trăng cũng có hành vi duyệt và cho vay sai quy định tương tự.
Ảnh minh họa |
Theo cáo trạng, các bị can Khuân, Hân, Mẫn và Phượng đã gian dối trong việc lập 19 báo cáo tài chính; báo cáo sai về kết quả kinh doanh; gian dối trong việc thế chấp tài sản, là hàng tồn kho, tôm đông lạnh trị giá hàng trăm tỉ đồng. Mặc dù, chỉ có một tài sản tồn kho nhưng các bị can vẫn lập báo cáo và cam kết với 5 NH là chưa dùng số tài sản này thế chấp ở nơi khác để vay hàng ngàn tỉ đồng. Đến thời điểm bị khởi tố điều tra, các bị can của Công ty Phương Nam còn chiếm đoạt gần 785 tỉ đồng của 5 NH.
Đối với bị can Mẫn và Phượng, mặc dù biết từ năm 2008, Công ty Phương Nam thua lỗ hơn 996 tỉ đồng, biết việc làm của Khuân và Hân là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện theo sự chỉ đạo của 2 đối tượng này để giúp sức cho Khuân và Hân thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của các NH.
Trong 25 bị can nguyên là cán bộ của 5 NH, Nguyễn Thế Thắng, nguyên Giám đốc VDB Sóc Trăng, dù biết cán bộ tín dụng và tổ thẩm định thế chấp dưới quyền đã không kiểm tra tài sản thế chấp và hàng tồn kho luân chuyển, chỉ dựa vào báo cáo của Công ty Phương Nam để lập báo cáo thẩm định nhưng vẫn ký duyệt giải ngân 19 lần với 135 tỉ đồng.
Hành vi của Thắng và đồng phạm đã gây thiệt hại cho VDB Sóc Trăng 314 tỉ đồng cả gốc lẫn lãi. Đối với bị can Đỗ Hồng Sở, nguyên Giám đốc LPB Hậu Giang, từ tháng 5/2010 đến 9/2013, là người chịu trách nhiệm chính trong việc cho vay và ký giải ngân 19 khế ước trị giá hơn 58 tỉ đồng và hơn 4,5 triệu USD, ký giải ngân 14 khế ước với hơn 62 tỉ đồng nhưng không chỉ đạo cán bộ dưới quyền xác minh tài sản của Công ty Phương Nam đã đem thế chấp nhiều nơi, dẫn đến LPB Hậu Giang không thu hồi được gần 249 tỉ đồng.
Cũng tại LPB Hậu Giang, đối với Vũ Ngọc Thuận, nguyên Phó Giám đốc, đã đồng ý cho Công ty Phương Nam vay ngắn hạn 250 tỉ đồng; qua đó đã ký giải ngân 42 khế ước nhận nợ với tổng số tiền hơn 10,6 triệu USD và 18 tỉ đồng… dẫn tới hậu quả là LPB Hậu Giang không thu hồi được hơn 248 tỉ đồng. Ngoài ra, cán bộ của VCB Sóc Trăng, VDB Bạc Liêu, ABbank Bạc Liêu, Sacombank Sóc Trăng cũng có hành vi duyệt và cho vay sai quy định tương tự.
Theo Nguyễn Quyết (Người lao động)